Đã hơn 700 năm trôi qua từ khi ra mắt lần đầu tiên tại châu Âu vào thế kỷ 13-14, bộ bài tây ngày nay đã trở nên vô cùng phổ biến trên khắp thế giới. Không chỉ là công cụ để giải trí những lúc rảnh rỗi, bộ bài tây còn được dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Hôm nay, 11bet sẽ đưa các bạn ngược dòng lịch sử, khám phá bí ẩn về bộ bài tây này nhé!
Nguồn gốc từ Đông sang Tây của những bộ bài đầu tiên
Mục Lục
- 1 Nguồn gốc từ Đông sang Tây của những bộ bài đầu tiên
- 2 Ý nghĩa 52 lá bài tây
- 3 Vì sao ở Việt Nam, bài tây còn được gọi là “tú lơ khơ”?
- 4 Kết luận
Mọi thứ đều có nguồn gốc xuất phát cũng như quá trình hình thành và bài tây cũng không ngoại lệ chúng ta hãy đi tìm hiểu thêm về nguồn gốc xuất hiện của nó.
Khởi nguồn tại Trung Quốc
Bộ bài tây đầu tiên của nhân loại được bắt nguồn từ quốc gia đã khai sinh ra giấy và công nghệ in. Ván bài đầu tiên được ghi chép trong lịch sử mô tả công chúa Đồng Xương (con gái vua Đường Ý Tông) chơi dùng gia đình nhà chồng vào năm 868.
Điều đáng tiếc là những thông tin cụ thể hơn về loại bài này đã thất lạc từ thế kỷ thứ 11. Đến thời nhà Minh, sự kiện về việc đánh bạc thông qua một bộ bài được Hình bộ ghi nhận với 9 lá bài giấy bị tịch thu, góp phần chứng minh nguồn gốc của những bộ bài ngày nay xuất phát điểm từ Trung Quốc.
Lưu truyền đến Ba Tư và Ấn Độ
Theo bước chân của các thương nhân trên Con đường Tơ lụa, trò chơi bài nhanh chóng đến Ba Tư và Ấn Độ, với biến thể Ganjifa được vẽ tay có hình tròn hoặc chữ nhật. Tuy bộ bài này có nguồn gốc từ Ba Tư, nhưng lại được phát triển mạnh mẽ nhờ đế quốc Mogul (Ấn Độ ngày nay).
Những bộ bài dành cho hoàng gia được chế tác từ ngà voi, đá quý và mai rùa. Trong khi các phiên bản dành cho giới bình dân được làm bằng gỗ, lá cọ, vải hoặc bìa cứng.
Du nhập vào Ai Cập
Đến thế kỷ thứ 11, những trò chơi bài đã lan rộng khắp lục địa châu Á và tiến vào quê hương của các Pharaoh – Ai Cập. Bộ bài hoàn chỉnh nhất do những người ở vùng đất Bắc Phi này tạo ra mang tên Mamluk. Đây cũng là bộ bài có cấu trúc gần nhất với bài Tây ngày nay mà chúng ta đang chơi.
Bộ bài 52 lá Mamluk gồm 4 chất: gậy, tiền xu, cốc và kiếm. Mỗi chất có 10 lá bài từ 1 đến 10, và 3 lá bài hoàng gia, được xếp theo thứ tự từ lớn đến bé là:
- Malik: Vua
- Na’ib Malik: Phó vương thứ nhất
- Thani na’ib: Phó vương thứ hai
Đặt chân đến Tây Ban Nha và lan rộng khắp lục địa già
Thông qua con đường giao thương xuyên Địa Trung Hải, những bộ bài Mamluk đầu tiên đã đến xứ Catalonia (nay là một phần của Tây Ban Nha) và được người dân nơi đây đón nhận nồng nhiệt, sau đó lan rộng ra khắp châu Âu.
Sau thời gian đầu bị cấm đoán do lo ngại về một sản phẩm ngoại lai từ một nền văn hóa khác, bài Mamluk nhanh chóng được phổ biến trên khắp lục địa già. Và với mỗi vùng đất, họ lại biến tấu nó thành một biến thể riêng, thường chỉ khác nhau về chất.
Trong số 6 biến thể chính, loại bài tây mà chúng ta chơi ngày nay chính là của người Pháp, điều đó cũng lý giải về một số từ trong bài tây được phiên âm từ Pháp ngữ.
Ý nghĩa 52 lá bài tây
Hành trình lịch sử đi qua khắp 3 châu lục với những nền văn hóa lâu đời của nhân loại, đã khiến bộ bài tây mang trong mình rất nhiều ý nghĩa. Ẩn sau những quân bài tưởng chừng như đơn giản, là những câu chuyện mà không phải ai cũng biết.
Quy luật của vũ trụ ẩn trong các con số của bộ bài tây
- Bộ bài tây được chia thành các lá đen và đỏ, tượng trưng cho ngày và đêm.
- 52 lá trong mỗi bộ bài tây tượng trưng cho 1 năm dương lịch có 52 tuần.
- Nếu xem quân J có giá trị là 11, quân Q giá trị là 12 và quân K là 13. Thì tổng giá trị các lá trong bộ bài tây là 364, nếu cộng thêm 1 lá Joker ta có 365 là số ngày của 1 năm dương lịch. Còn nếu cộng cả 2 lá Joker ta có 366 là số ngày của 1 năm nhuận.
- 13 lá bài của mỗi chất tượng trưng cho 13 chu kỳ của mặt trăng trong 1 năm dương lịch. Mỗi chu kỳ kéo dài 27 ngày 7 tiếng. Một số nguồn tin gọi là “13 giai đoạn của mặt trăng” là chưa chính xác. Vì theo thiên văn học lẫn chiêm tinh học, mặt trăng chỉ có 8 giai đoạn mà thôi, bao gồm: Trăng non, trăng lưỡi liềm đầu tháng, bán nguyệt đầu, đầu tháng trăng khuyết, trăng tròn, cuối tháng trăng khuyết, trăng lưỡi liềm già (trăng tàn) và bán nguyệt cuối.
- 2 lá Joker trong mỗi bộ bài tây tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời, với lá Joker có màu là mặt trời, lá không màu là mặt trăng.
Ý nghĩa của 4 chất trong bộ bài tây 52 lá
Như đã nói ở phần nguồn gốc, bộ bài tây mà chúng ta đang chơi ngày nay được bắt nguồn từ người Pháp. Vì thế, các gọi các chất bài cũng là từ tiếng Pháp mà ra, cụ thể:
♠
Spades – “Bích” vốn là phiên âm của từ “pique”, trong tiếng Pháp có nghĩa là “ngọn giáo” hay “mũi giáo”. Đại diện cho thanh kiếm trong bộ bài tây cổ. Cũng là biểu tượng cho nguyên tố khí trong triết học phương tây . Bích biểu trưng cho sức mạnh từ hơi thở và tâm hồn.
♥
Hearts – “Cơ” vốn là phiên âm của từ “cœur”, trong tiếng Pháp có nghĩa là “trái tim”. Đại diện cho chiếc cốc trong bộ bài tây cổ. Đồng thời là biểu tượng cho nguyên tố nước trong triết học phương tây. Cơ đại diện cho sức mạnh trong tiềm thức và sự chữa lành.
♣
Clubs – “Nhép” hay “Tép” (có nơi gọi là chuồn) vốn là phiên âm của từ “trèfle”, trong tiếng Pháp có nghĩa là “cỏ 3 lá”. Đại diện cho chiếc gậy trong bộ bài tây cổ. Đồng thời là biểu tượng cho nguyên tố lửa trong triết học phương tây. Nhép đại diện cho ý chí và sự biến hóa khôn lường.
♦
Diamonds – “Rô” vốn là phiên âm của từ “carreau”, trong tiếng pháp có nghĩa là “hình vuông”. Đại diện cho đồng xu trong bộ bài tây cổ. Đồng thời cũng là biểu tượng cho nguyên tố đất trong triết học phương tây. Rô đại diện cho sức chịu đựng và sự phong phú. Đôi lúc còn được xem là biểu tượng của sự giàu có vì có hình dáng của những viên ngói trên mái nhà của giới thương nhân và quý tộc châu Âu thời xưa.
Bên cạnh đó, còn có quan điểm cho rằng 4 chất Cơ – Rô – Chuồn (Nhép) – Bích trong bài tây tương ứng với 4 mùa Xuân – Hạ – Thu – Đông.
Lá Joker trong bộ bài tây và ý nghĩa đằng sau đó
Joker là lá bài được các nhà sản xuất thêm vào bộ bài tây sau này. Mục đích là để làm một lá bài mạnh nhất hoặc tệ nhất trong một số cách chơi, đôi lúc có thể thay thế cho bất cứ lá bài nào khác trong các biến thể poker sử dụng bộ bài 54 lá (ví dụ: Tứ quý + Joker = Ngũ quý; 10-J-Q-A-Joker = Sảnh 10-J-Q-K-A,…).
Đôi khi người chơi chỉ đơn giản là dùng Joker để thay thế một lá bài tây khác bị mất. Còn nhà sản xuất sử dụng nó như một vật trang trí, in thiết kế riêng kèm logo thể hiện bản sắc hoặc có tác dụng sưu tầm.
Với thiết kế thường miêu tả một chú hề, Joker trong bài tây được xem là tương đồng với lá “The Fool” (gã khờ) trong bài Tarot. Đây là một lá bài đặc biệt, đại diện cho số 0. Mang ý nghĩa tốt là sự khởi đầu, tinh thần đam mê, phiêu lưu, và niềm tin vào cơ hội. Mặt trái của nó được hiểu là sự ngây thơ, thiếu suy nghĩ, quyết định vội vàng và thiếu chín chắn, dẫn đến những rủi ro không đáng có.
Những lá bài hình người và nhân vật lịch sử đại diện
Nếu bạn là người tinh ý, sẽ nhận ra những quân bài hình người trong bộ bài tây đều có thiết kế với những điểm đặc trưng hoàn toàn khác nhau. Theo một số giả thuyết, 12 lá bài này được vẽ theo 12 nhân vật có thật trong lịch sử, cụ thể như sau:
Quân K – những vị vua vĩ đại
Lá bài K cơ là hình ảnh của Charlemagne Charles đại đế – vua của người Frank. Ông đã thực hiện hơn 50 cuộc chinh phạt và thâu tóm hơn phân nửa lãnh thổ châu Âu. Tương truyền khi khắc hình ông lên bảng gỗ, người thợ đã lỡ tay làm chiếc đục trượt qua phía trên môi nên đây là quân K duy nhất không có ria mép.
Lá bài K rô là hoàng đế Julius Caesar – huyền thoại của Đế chế La Mã thần thánh. Trên đồng tiền xu của La Mã thời đấy, chân dung của Caesar được đúc theo hướng nhìn sang một bên, do đó quân K rô là quân bài duy nhất có hình mặt nghiêng.
Lá bài K chuồn (hay K tép) mang chân dung của Alexander đại đế, người đưa Hy Lạp đến giai đoạn cực thịnh khi thôn tính cả Ba Tư, Ai Cập và cả Ấn Độ. Với sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến những vùng đất được xem là cái nôi của bài tây như đã nêu ở phần trên, việc Alexander có được một vị trí trong bộ bài này là điều dễ hiểu.
Lá bài K bích là vua David – nhân vật nổi tiếng đã tiêu diệt tên Khổng lồ Goliath và trở thành vua của toàn cõi Israel. Cuộc đời của vị vua này được khi chép cả trong Kinh Thánh (của Kito giáo và Do Thái giáo) và Kinh Koran (của Hồi giáo).
Quân Q – những nữ nhân huyền thoại
Lá bài Q cơ là hình ảnh của góa phụ Judith. Bà là một nhân vật có phần truyện riêng trong Kinh Thánh. Judith đã sử dụng mưu trí và nhan sắc của mình, ám sát Holofernes – vị tướng mạnh nhất của Assyria khi quân đội của ông chuẩn bị phá hủy thành phố Bethulia, quê hương của bà.
Lá bài Q rô là Rachel. Theo Kinh Thánh, bà là một nhà tiên tri và là vợ của Jacob – tổ tiên của người Do Thái. Rachel được xem là một vị nữ thánh được 3 tôn giáo lớn tôn kính, bao gồm: Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo.
Lá bài Q chuồn (Q tép) mang chân dung của hoàng hậu Argine. Đằng sau quân Q chuồn là câu chuyện về cuộc chiến hoa hồng giữa Hoàng tộc Lancaster và Hoàng tộc York của nước Anh vào thế kỷ 15. Một giả thuyết khác cho rằng cái tên “Argine” không chỉ một cá nhân nào, mà là cách chơi đảo chữ của từ “Regina” trong tiếng Latin có nghĩa là “nữ hoàng”.
Lá bài Q bích thậm chí còn có nhiều ý nghĩa hơn 3 lá còn lại. Đây vốn được cho là hình ảnh của nữ hoàng Eleanor – người phụ nữ quyền lực nhất Tây Âu thời Trung cổ. Bà cũng là người duy nhất trong số các nhân vật đại diện cho lá Q thực sự nắm binh quyền trong tay. Đó cũng là lý do vì sao Q bích là quân Q duy nhất cầm vũ khí. Một giả thuyết khác cho rằng Q bích là hình ảnh của nữ thần chiến binh Pallas (hay còn được biết đến với cái tên nữ thần Athena).
Quân J – những chiến binh anh hùng
Lá bài J cơ được cho là mang hình ảnh của La Hire, tùy tùng của vua Charles VII và người bạn chiến đấu của Thánh Joan (Jeanne d’Arc). Ông được biết đến là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba nhưng tính khí có phần nóng nảy.
Lá bài J rô đến nay vẫn còn nhiều luồng ý kiến trái chiều. Nhưng đa số học giả cho rằng đây là hoàng tử Hector – người anh hùng đã lãnh đạo nhân dân thành Troy chống lại quân Hy Lạp. Ông giành được nhiều thắng lợi quan trọng trước khi bị hạ bởi chiến binh huyền thoại Achilles.
Lá bài J chuồn (J tép) mang chân dung của hiệp sĩ Lancelot – người tài năng và đa tài bậc nhất trong hội Hiệp sĩ Bàn tròn của vua Arthur. Ông được xem là anh hùng trong nhiều trận chiến, hoàn thành những nhiệm vụ khó khăn nhất và nổi tiếng vì khả năng đấu tay đôi không có đối thủ.
Lá bài J bích được gắn với Wallenstein, tổng tư lệnh của Đế chế La Mã Thần Thánh. Ông được xem là hiện thân của Mars – vị thần chiến tranh trong tôn giáo và thần thoại La Mã cổ đại, tương đương với thần Ares của Hy Lạp.
Vì sao ở Việt Nam, bài tây còn được gọi là “tú lơ khơ”?
Ở miền bắc nước ta, một số người vẫn gọi bộ bài tây là bộ “tú lơ khơ” hay “tú la khơ”, thậm chí đôi lúc còn được gọi tắt thành “tú”. Cái tên này đã tồn tại từ rất lâu, thế như lại có ít người biết đến nguồn gốc của nó, vậy tú lơ khơ là gì?
Theo ghi nhận của cố Phó giáo sư Nguyễn Kim Thản, từ “tú lơ khơ” được du nhập vào nước ta thông qua những người lính Trung Quốc. Thời điểm ấy tại Diên An (Thiểm Tây, Trung Quốc) có nhiều chiến sĩ Hồng quân Liên Xô và họ thường chơi bài tây trong những lúc rảnh rỗi. Người chiến thắng khi lật quân bài quyết định thường trêu đùa với người thua là: “Vot, durak!” (vốt, đu-ra-khờ) theo tiếng Nga có nghĩa là: “Nhìn đây, đồ ngốc”.
Người Trung Quốc nghe thấy và phiên âm từ “durak” thành “tu la khơ” (vì trong tiếng Trung âm /t/ và /d/ có cách phát âm tương đối giống nhau). Sau đó người Việt lại nghe thành “tú lơ khơ”. Hiểu sát nghĩa tiếng Nga, “tú lơ khơ” chính là “đồ ngốc”.
Kết luận
Hy vọng qua bài viết trên Sân chơi 11bet đã tổng hợp cho bạn cái nhìn tổng quan về bộ bài tây, cũng như có thêm nhiều câu chuyện thú vị để mang ra bàn luận lúc trà dư tửu hậu. Theo sự phát triển của thời gian, cùng với việc mạng internet bùng nổ đã mang đến cho chúng ta nhiều lựa chọn hơn trong việc giải trí cùng với bộ bài tây. Nổi bật trong số đó phải kể đến sảnh cược casino và sảnh game bài của 11Bet: Sân Chơi Cá Cược Trực Tuyến Hàng Đầu Châu Á 2025.